BÌNH AN DƯỚI THẾ

Còn nửa năm nữa mới đến Lễ Giáng Sinh, nhưng lời thiên thần hát “Vinh danh Thiên Chúa trên Trời, bình an dưới thế cho người Chúa thương” vẫn vang lên trên môi miệng người Kitô hữu ít là hàng tuần, vào ngày dành đặc biệt cho Thiên Chúa.

Bình an là niềm khao khát và hy vọng không chỉ riêng của người tin vào Thiên Chúa. Càng đi trong giông tố người ta càng khao khát bình an. Càng gặp gian nan, người ta càng tin vào Đấng ban bình an thật sự cho cuộc đời.

Những ngày này, chúng ta thường nghe nói đến những từ ngữ như “phá hoại hoà bình” hay những nhóm từ đại loại như thế. Nhưng xét cho cùng, nếu một nền hoà bình đang có mặt thì chẳng ai phá được. Cứ như lời thiên thần hát vang: “Bình an dưới thế cho người Chúa thương”, thì không có thế lực nào dù gian hùng đến mấy có thể xoá bỏ đi được. Xem tiếp

ĐỨC CHA LÀ HÌNH ẢNH DÂN THÁNH CHÚA

Những người Cha kính yêu nhất trong cuộc đời của chúng ta rồi cũng lần lượt ra đi, về với Đấng đã yêu thương các ngài và là Đấng mà các ngài suốt đời trung tín phụng sự.

Mỗi vị mục tử để lại trong tâm hồn chúng ta một dấu ấn, một ảnh hưởng và một tấm gương phản chiếu một khía cạnh trong mầu nhiệm Đức Kitô. Trong cuộc đời mình, tôi nhớ Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi với lòng nhân hậu vô bờ của ngài, Đức Cha Raphael Nguyễn văn Diệp với sự dịu dàng và lòng kính mến Đức Mẹ, Đức Cha Giacôbê Nguyễn văn Mầu với sự đơn sơ hiền từ và sự dí dỏm đáng yêu. Tôi cũng nhớ Cha bố tôi là Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Xuân Văn, hạt trưởng Phú Yên, với lòng yêu mến Lời Chúa và sự tận tuỵ với dân Chúa và nhà Chúa.

Cùng thời với các ngài là Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Quang Sách, vị Giám mục mới được Chúa gọi về. Xem tiếp

PHỎNG VẤN ĐỨC TÂN GIÁM MỤC PHỤ TÁ GIÁO PHẬN VINH

Ngày 15/6/2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên, Tổng Đại Diện Giáo phận Vinh làm Giám mục Phụ tá Giáo phận Vinh. Đức Cha Phêrô năm nay 48 tuổi, làm linh mục hơn

14 năm, đã từng du học tại Úc và đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng trong Giáo phận Vinh. Ngài sẽ thụ phong Giám mục vào ngày 04/9 tới đây. Thông tấn xã Vietcatholic xin được phỏng vấn ngài nhân dịp này.

PV. Kính thưa Đức Cha, chúng con xin chúc mừng Đức Cha. Xin Đức Cha cho độc giả Vietcatholic biết đôi nét về tình hình giáo phận Vinh, một giáo phận có truyền thống Đức Tin kiên vững.

(1) Về địa lý: Giáo Phận Vinh bao gồm 3 tỉnh miền Trung (Nghệ An, Hà Tĩnh, và Quảng Bình); phía Bắc của Giáo Phận Vinh là tỉnh Thanh Hóa, phía Nam là tỉnh Quảng Trị, phía Đông là biển Đông, phía Tây là nước Lào; diện tích Giáo Phận Vinh khoảng hơn 30.000 km2; chiều dài từ ranh giới phía Bắc tới ranh giới phía Nam khoảng 400 km;

(2) Về dân số: Khoảng hơn 500.000 người là Công Giáo, chiếm hơn 10% dân số của 3 tỉnh;

(3) Về điều kiện sống: Giàu thì không có, nghèo thì triền miên! Phần lớn người dân của 3 tỉnh thuộc Giáo Phận Vinh làm nghề nông; khí hậu thời tiết và điều kiện thổ nhưỡng không thuận lợi;

Xem tiếp

PHỎNG VẤN ĐỨC CHA ANPHONGSÔ, TÂN GIÁM MỤC PHỤ TÁ GIÁO PHẬN HƯNG HOÁ

Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm cha An-phong Nguyễn Hữu Long, thuộc Hội Linh mục Xuân Bích, Giám đốc Đại chủng viện Huế, làm giám mục phụ tá giáo phận Hưng Hóa (Việt Nam), hiệu tòa Gummi di Bizacena. Ngày 06/9 tới đây, Đức Cha An-phong sẽ được thụ phong Giám mục tại Hưng Hoá. Thông tấn xã Công Giáo VietCatholic xin được phỏng vấn Đức Cha trước ngày ngài chính thức nhận nhiệm sở.

PV: Kính thưa Đức Cha, trước hết, trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, chúng con xin được chúc mừng Đức Cha trong sứ vụ mới. Và xin Đức Cha cho chúng con biết đôi nét về giáo phận mà Đức Cha sắp đến phục vụ. Xem tiếp

NGHỆ THUẬT THỊ GIÁC CÓ VỊ TRÍ NÀO TRONG LÒNG GIÁO HỘI?

            Có lẽ không tôn giáo nào thờ một Đấng là Nghệ Sĩ như Kitô giáo (Công giáo và các giáo phái Kitô khác). Thật vậy, Thiên Chúa mà người Kitô hữu tôn thờ là một Nghệ sĩ tuyệt đối. Chính Ngài đã thiết kế, thi công và hoàn tất những công trình cao cả vô hình nơi Thiên Quốc và hữu hình trong vũ trụ mà không một nghệ sĩ nào trong nhân loại có thể dám sánh ví.

Bởi vì Đấng mà Hội Thánh tôn thờ là một Nghệ Sĩ, cho nên Mạc khải của Ngài cũng là một công trình nghệ thuật độc đáo. Dù người ta không tin vào Thiên Chúa, họ cũng phải thừa nhận Kinh Thánh là một áng văn chương tuyệt hảo. Kinh Thánh tự mình là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời, và Kinh Thánh cũng là nguồn cảm hứng của nhiều nghệ sĩ trong mọi lãnh vực. Có lẽ không ngành nghệ thuật nào, từ âm nhạc, văn chương cho đến hội hoạ, kiến trúc, lại không chịu ảnh hưởng của Kinh Thánh. Xem tiếp

CON CÁI HỘI THÁNH GIỮA LÒNG THẾ GIỚI

            Có lần chúng tôi viết bài “Tháng Năm nhớ sinh nhật những con người vĩ đại”, để nhớ đến một số vị trong thế kỷ qua có tầm vóc lớn lao trong lịch sử loài người và Hội Thánh Công Giáo. Và cứ mỗi lần tháng Năm đến rồi đi, chúng ta lại nhớ đến sinh nhật của những con người đã làm xoay chuyển thế giới này, giúp con người thoát khỏi bóng tối của gian tà và bạo lực, trong đó đứng đầu là Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

            Nhưng không chỉ nhắc đến sinh nhật, mà tháng Năm còn gợi nhớ những sự kiện lớn lao. Khi nhìn lại lịch sử Hội Thánh, có một tháng Năm đã gây tiếng vang và ảnh hưởng lớn lao trên người lao động toàn thế giới. Đó là tháng Năm năm 1891, với Thông điệp Tân Sự (Rerum Novarum) do Đức Giáo Hoàng Lêô XIII ban hành.

   Xem tiếp

GIÁO HỘI TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

            Trong khi mừng ngày Truyền Thông Công Giáo, chúng ta đã vui mừng tìm hiểu Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng  Bênêđíctô XVI về Truyền Thông, trong đó ngài nêu bật tầm quan trọng của các trang mạng xã hội như là “cổng thông tin của sự thật và đức tin”, và là “không gian mới cho việc loan báo Tin Mừng”.

            Nhưng chắc chắc chúng ta cũng ưu tư vì không ít những người lợi dụng các trang mạng xã hội để đánh phá Giáo Hội Công Giáo một cách rất gian hùng và đầy ác ý. Khi tình cờ đọc những lời thoá mạ vô căn cứ hay những cách phóng đại mọi sự một cách thô thiển, chúng ta thường tự hỏi tại sao một số người lại ghét Giáo Hội đến như thế.

            Đức Hồng Y Fulton Sheen đã viết: Người ta ghét Chúa Giêsu “vì Người còn là một chướng ngại vật làm cản trở tội lỗi, tính ích kỷ, thuyết vô thần và tinh thần thế tục”. Và dĩ nhiên người ta cũng ghét Giáo Hội vì Giáo Hội là nhiệm thể của Chúa Giêsu, tiếp tục công trình cứu độ của Người.

Xem tiếp

CON CÁI MẸ TRÀ KIỆU

            Ngày đầu tháng Hoa của Mẹ, Giáo phận Đà nẵng đã quây quần chung quanh Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện Tòa Thánh, Đức Giám Mục Chính toà Đà nẵng Giuse Châu Ngọc Tri, một số các Giám mục Việt nam, cử hành Thánh Lễ mừng 50 năm thành lập giáo phận.

            Khi mừng 50 năm thành lập Giáo phận, Đà nẵng cũng chuẩn bị mừng 400 năm hạt giống Tin Mừng được gieo vào lòng đất này, kể từ ngày 18/01/1615, khi các nhà truyền giáo Dòng Tên đầu tiên đã đến Cửa Hàn, Đà Nẵng, rồi vào Hội An. 348 năm sau, ngày 18/01/1963, Đức Chân phước Giáo hoàng Gioan XXIII đã ký sắc lệnh thành lập giáo phận mới Đà Nẵng, tách ra từ giáo phận mẹ Qui Nhơn, và đặt Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi, Giám mục Qui Nhơn, làm Giám mục tiên khởi giáo phận Đà Nẵng.

            Trong 400 năm Đà nẵng được chiếu ánh sáng Tin Mừng, con cái Thiên Chúa đã gặp không ít khốn khổ thời Văn Thân bách hại. Chính trong thời gian ấy, Đức Trinh Nữ Maria đã hiện ra tại Trà Kiệu năm (1885) để che chở con cái Mẹ. Ngày 31 tháng 5 năm 1971, Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi đã chọn Trà Kiệu làm Trung Tâm Thánh Mẫu của giáo phận.

Xem tiếp

MẸ HIỀN YÊU DẤU

Những bản nhạc nói về mẹ bao giờ cũng hay và thu hút. Vào các trangweb âm nhạc, người ta thấy các bài hát về mẹ được tải xuống rất nhiều.  Lý do thật dễ hiểu: ai cũng có một người mẹ, và tình cảm dành cho mẹ thì suốt đời không thay đổi được.

Thế nhưng ngày dành cho mẹ thì cũng chỉ mới có trong hơn một thế kỷ qua. Bà Ann Maria Reeves Jarvis ở Hoa kỳ cùng với con gái mình là cô Anna Marie Jarvis đã cố gắng vận động thành lập ngày này. Nhà thờ Thánh Anrê lần đầu tiên tổ chức một thánh lễ ngày Chủ Nhật đặc biệt để vinh danh các người hiền mẫu trong cộng đoàn (ngày 10/5/1905) sau khi bà mẹ qua đời. Cô Anna Marie tiếp tục tranh đấu không ngừng để quảng bá ngày lễ này khắp nơi.

Năm 1914, bản nghị quyết do Quốc Hội lưỡng viện Hoa Kỳ thông qua và được Tổng Thống Woodrow Wilson ký đã chính thức thành lập Ngày Hiền Mẫu.

Xem tiếp

NHƯ MỘT LỜI TIÊN TRI

            Khi Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio đắc cử Giáo Hoàng, lấy tông hiệu Phanxicô thì nhiều người cảm thấy ngạc nhiên vì trong nhiều triều đại Giáo Hoàng trong Hội Thánh Công Giáo suốt hai ngàn năm chưa bao giờ có vị nào chọn tông hiệu ấy.

            Chúng tôi cũng ngạc nhiên như bao nhiêu người khác trên thế giới này. Nhưng có một điều làm chúng tôi ngạc nhiên hơn. Trong một buổi gặp mặt thân tình, chúng tôi chợt khám phá ra điều đáng kinh ngạc này. Đó là việc Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II dường như đã tiên đoán được tông hiệu các Đấng kế vị mình.

Xem tiếp

VIẾT ĐÊM PHỤC SINH

            Mùa Phục Sinh năm nay Hội Thánh Chúa tại Việt nam có những niềm vui và những âu lo. Phận người vốn đầy dẫy những niềm vui nỗi buồn cho nên vào Mùa Phục Sinh, dân Chúa vui buồn cũng là lẽ thường tình. Có điều là chúng ta vẫn tiếc vì niềm vui Phục Sinh không trọn vẹn lắm vì những điều không đâu.

            Đêm mừng Chúa Phục Sinh, là Đêm trọng đại hơn Đêm Giáng Sinh vì là Đêm giải thoát loài người, nhưng dường như niềm vui trầm lắng hơn. Lời công bố Tin Mừng Phục Sinh Exultet long trọng và tưng bừng như thế vẫn không làm nức lòng người, không làm dân Chúa nhớ bằng những bản thánh ca Giáng Sinh.

Xem tiếp

TÔI YÊU HỘI THÁNH CHÚA KITÔ

Đức Cha Phêrô Maria, Giám Mục Bùi Chu, Qui Nhơn và là Giám Mục tiên khởi giáo phận Đà nẵng, là một nghị phụ của Thánh Công Đồng Vatican II. Ngài đã từng du học Rôma và ngài đã đi Vatican khá nhiều lần. Sau này khi kể lại những lần về Thánh Đô Vatican, ngài thường nói: “Sang bên ấy thì các giám mục cũng giống như các thầy đại chủng sinh bên mình thôi”.

Trên màn hình, chúng ta nhìn thấy Đức Thánh Cha rõ ràng, còn thấy ngài rõ hơn những người đứng trong quảng trường Thánh Phêrô. Chúng ta thấy Hồng Y đoàn uy nghi và nhân hậu bên cạnh Đấng Đại Diện Chúa Kitô.

Xem tiếp

VINH DỰ CỦA LỄ SINH

(Bài nói chuyện với các em Lễ Sinh xứ TT)

Chào các em,

Nói chuyện với Lễ sinh dường như khó hơn nói với những giới khác. Vì sao thế? Có lẽ lý do chính là vì các em gần Chúa Giêsu, thường lắng nghe Chúa Giêsu và sẵn sàng đáp lại tiếng Người, cho nên những lời nói khác có thể sẽ chỉ là tiếng vang bên ngoài mà thôi.

Các em nghe chuyện “Khủng bố” chưa? Có một em lễ sinh chạy hớt hải vào gõ cửa nhà Cha xứ và nói nhanh: “Cha ơi, ngoài nhà thờ có kẻ khủng bố”. Cha xứ chạy vội ra và hỏi: Xem tiếp

CHÚNG TA ĐÃ CÓ ĐỨC GIÁO HOÀNG

            “Habemus Papam, Chúng ta đã có Đức Giáo Hoàng” là lời Đức Hồng Y trưởng đẳng phó tế tuyên bố sau khi cuộc bầu cử Giáo hoàng đã thành công. Nhưng còn hơn là một thông tin, đó là lời đem niềm vui lớn lao cho Dân Chúa và cho toàn thế giới.

            Nhờ những tiến bộ kỹ thuật mà con người bây giờ được chiêm ngưỡng những điều huy hoàng lộng lẫy cũng như sự uy nghi và cảm động của Thánh Đô Vatican ngày có Đức Tân Giáo Hoàng. Chưa bao giờ trước đây trong lịch sử, con người có thể ngồi ở nhà mà quan sát những diễn biến ở Toà Thánh như đêm qua. Chưa bao giờ niềm vui lớn lao được chia sẻ qua mạng xã hội khi người ta ở xa nhau mà lại giống y như họ ngồi bên nhau trong một căn phòng. Vâng, chưa bao giờ…

            Thời đại này quả thật là thời đại mà sự liên đới đã trở thành mối dây thắt chặt con người. Giáo Hội trong Học Thuyết Xã Hội của mình không chỉ coi đó là mối dây xã hội, mà còn định nghĩa là một nhân đức. Trên con đường nên thánh, một phần nhân loại được tuyển chọn, mỗi ngày sống nhân đức liên đới ấy một cách trọn vẹn hơn. Xem tiếp

NHỮNG LÀN KHÓI ĐEN VÀ CHÚ CHIM CÂU

Ống khói trên nguyện đường Sistine,
Vẫn lặng lẽ chờ tin vui từ trong Mật viện,
Những làn khói đen trên Thánh Đô bay lên nghèn nghẹn.
Mưa vẫn rơi đều trên phố cổ ngàn năm
Và phố cổ đêm nay ngóng đợi bởi ngàn dân.
Bỗng một chú chim câu Xem tiếp

TÂM TÌNH NHỮNG NGÀY CHỜ ĐỢI TÂN GIÁO HOÀNG

Cuộc đời của Dân Chúa trên trần thế này là cuộc lữ hành đầy hy vọng. Người Công giáo có nhiều kinh nghiệm đợi chờ, mà cuộc đợi chờ lớn nhất chính là chờ ngày Chúa quang lâm. Trong cõi đợi chờ ấy, hàng năm Hội Thánh mời gọi chúng ta chờ đợi hồng ân trong Mùa Vọng và Mùa Chay Thánh.

Trong Mùa Chay năm nay, dân Chúa lại sống tâm tình đợi chờ người Cha chung sẽ xuất hiện để thay mặt Chúa Kitô cai trị Hội Thánh của Người.

Có lẽ đây là lần đầu tiên Dân Chúa đợi chờ một cách nóng lòng, háo hức và gắn bó với cuộc bầu cử Đức Giáo Hoàng đến như thế. Người ta sốt sắng cầu nguyện, biểu lộ tâm tình và trao đổi với nhau y như đang đứng trong quảng trường Thánh Phêrô tại Vatican.

Xem tiếp

ĐỨC THÁNH CHA THOÁI VỊ, NHÌN TỪ HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO

Ngày 1/3, ngày đầu tiên Toà Thánh Vatican trống toà, nếu dịch rõ từng chữ Sede vacante thì sẽ rõ ràng hơn, “ngai toà bị bỏ trống”.

Tình huống ấy và việc Đức Thánh Cha từ biệt vào chiều hôm trước, đã làm nhiều tâm hồn thổn thức, nghẹn ngào. Vẫn biết việc Đức Thánh Cha từ nhiệm không phải là điều quá bất thường, nhưng con cái Hội Thánh không thể cầm lòng khi nhìn thấy người Cha chung lặng lẽ giã từ ngai toà để đi vào đời sống chiêm niệm.

Tôi đã muốn viết lên cảm xúc của mình ngay trong giờ cuối cùng của Đức Thánh Cha trên ngai toà Thánh Phêrô, nhưng quả thật, như một linh mục trẻ từ Đà nẵng nhắn tin, tôi thấy “nghèn nghẹn”. Và bây giờ, chúng ta cùng nhìn sự kiện này dưới ánh sáng Học Thuyết Xã Hội Công giáo để suy tư chúng ta phù hợp với giáo huấn của Hội Thánh.

Trước hết, cần phải minh định rằng Học Thuyết Xã Hội Công Giáo không có khoản mục nào bàn đến việc thoái vị của Đức Thánh Cha. Nhưng Xem tiếp

“NÀY CON LÀ ĐÁ”

“Này con là Đá”

Phêrô mỏng dòn mà Chúa làm nên Đá tảng kiên trung

Phêrô yếu đuối Chúa biến nên sức mạnh kiêu hùng.

“Này con là Đá”

Những con người trong tục luỵ đắm mê

Người gọi tên, trao sức sống tràn trề

Xem tiếp

TÍN HIỆU TÍCH CỰC TỪ VIỆC ĐỨC THÁNH CHA THOÁI VỊ

            Thế là đã mười ngày từ khi Đức Thánh Cha kính yêu của Dân Chúa trên thế giới tuyên bố thoái vị. “Tiếng sét giữa trời quang” làm bàng hoàng muôn tâm hồn và làm rúng động cả thế giới cũng đã bắt đầu lắng xuống, nhường chỗ cho tâm tình dào dạt của con cái Giáo Hội và của những tâm hồn thiện chí từ muôn phương.

            Trước thông tin sáu trăm năm mới có một lần ấy, bao nhiều tin đồn và nhiều loại tiên tri loan đi đủ thứ đủ cách, từ thông tin về chính trị, kinh tế cho đến các mối quan hệ xã hội của người này người kia  mà họ cho là có ảnh hưởng đến quyết định của Đức Thánh Cha. Dĩ nhiên chẳng có tin đồn nào đúng và đáng lưu ý, mà điều có thật nhất chính là sự thán phục và tiếc nuối của các nhà lãnh đạo trên thế giới và của muôn người dành cho Đức Thánh Cha.

            Chú ý chọn lọc ra trong vô vàn thông tin trái chiều nhau ấy, chúng ta nhận thấy một tín hiệu tích cực qua biến cố lớn lao này. Đó là giới trẻ ngày hôm nay gắn bó với Giáo Hội và quan tâm đến con đường Giáo Hội đang bước đi hơn nhiều người vẫn nghĩ.

Xem tiếp

ĂN CHAY TRẺ TRUNG !

Tôi có hai lần gặp trường hợp được miễn ăn chay kiêng thịt. Lần thứ nhất là lần chạy loạn vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh năm 1975. Năm ấy tôi chưa đến tuổi ăn chay, nhưng những người lớn chung quanh tôi đều được Đấng bản quyền địa phương cho phép miễn ăn chay vì ở trong trường hợp bấn loạn nguy cấp. Lần thứ hai là khi bị bắt đi làm “thanh niên xung phong”, Xem tiếp

ĐỨC THÁNH CHA CÓ THỂ THOÁI VỊ?

            Trong thời đại Internet, tin tức loan nhanh đến không ngờ. Các trang mạng Công giáo và mạng xã hội như Facebook loan tin Đức Thánh Cha Benedictô XVI từ chức ngay sau khi ngài tuyên bố vào lúc 11 giờ sáng hôm nay 11 tháng 2 năm 2013 giờ Vatican, tức 6 giờ chiều cùng ngày, giờ Việt nam.

            Tin loan đi quá nhanh và quá bất ngờ, nhiều người đón nhận với lòng tiếc nuối, cảm động và một số ngờ vực. Trên Facebook, các bạn trẻ biểu lộ tâm tình tri ân Đức Thánh Cha và cầu nguyện cho ngài. Tuy nhiên, cũng có một số bạn đặt câu hỏi như một bạn viết trên Facebook của Paulus Le Minh “Chúa ơi sao kỳ vậy? Phải chăng là lần đầu tiên Giáo hội có việc này?”

            Thật ra biến cố này không phải là kỳ lạ, và đây cũng không phải là lần đầu tiên một vị Giáo Hoàng thoái vị. Xem tiếp

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG Ở GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG

(Phỏng vấn Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám Mục Đà nẵng)

            Năm 2012 đã qua đi, ghi dấu ấn lớn lao cho Giáo phận Đà nẵng: Đại Hội Dân Chúa đã khép lại chương trình nghị sự, đồng thời mở ra một giai đoạn mới trong sứ vụ của mình.

Trong Thư Đại Hội Dân Chúa gửi Cộng đoàn Dân Chúa trong Giáo phận, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám mục Giáo phận viết: “Đại Hội Dân Chúa chuẩn bị cho Giáo phận mừng 50 năm thành lập (18/01/2013) và kỷ niệm 400 năm loan báo Tin Mừng trên quê hương Đà Nẵng (18/01/2015). Những mốc điểm lịch sử trọng đại này lại trùng hợp với một biến cố quan trọng của Giáo hội hoàn vũ: Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI công bố Năm Đức Tin, kỷ niệm 50 năm khai mạc Công Đồng Vaticanô II và 20 năm ban hành Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo. Giáo phận Đà Nẵng được sinh ra trong thời gian Công Đồng, vì thế, Đại Hội Dân Chúa Giáo phận như được tiếp thêm năng lượng mới, mặc lấy tầm vóc mới trong công cuộc canh tân Giáo phận theo đúng tinh thần của Công Đồng. Xem tiếp

Ngụ ngôn thời bấn loạn (kỳ 32)

Ngụ ngôn 98

Con mèo nhỏ có tên là Truth rong chơi vào bìa rừng gặp con chó sói. Truth và chó sói nói chuyện với nhau ra chiều tâm đắc. Trời sập tối, Truth nói “Em phải về nhà, sợ chủ mong”. Chó sói cười vang: “Thời đại khoa học kỹ thuật này mà còn tin có người, có chủ sao, ôi mê tín dị đoan. Tôi chưa thấy con người nên không tin là trên đời này có sinh vật gọi là con người”.

Cô bé mèo Truth không nói gì, chỉ lẳng lặng bỏ đi, nghĩ thầm “Sao có kẻ mê muội và kiêu ngạo thế không biết”. Chó sói chạy theo và nói: Niềm tin là niềm tin, lý trí vẫn là lý trí”. Mèo Truth bỗng bật cười: “Anh vào rừng sống với mớ lý trí ấy đi. Còn em, em đã sống với con người nên em không dám ngang tàng và hoang dại như anh”.

Trên đường về hang, sói thấy bóng người đang bẫy thú. Xem tiếp

BỒ CÂU VÀ CON RẮN

Khi đứng xa xa quan sát một vật gì, thường chúng ta không thể thấy các chi tiết và có thể hiểu không chính xác. Người ta thường dùng hình ảnh đó để nhắc nhau thận trọng khi phê phán nhận định các vấn đề.

Điều ấy là đúng nhưng không phải mọi chuyện đều như thế. Có những sự việc hay những con người mà hành vi và ý định dù không được biểu lộ rõ ràng nhưng ai cũng nhận biết được ngay nhờ kinh nghiệm của lịch sử hay nhờ chính bản chất của những con người và sự việc đó.

Khi tàu Titanic nhận ra tảng băng sơn qua tiềm vọng kính thì cũng là lúc một quyết định cấp tốc được ban ra: bỏ tàu! Khi người nhà nông nhìn thấy mây đen vần vũ trên bầu trời, thì họ biết đám cây non ấy sắp bị vùi dập trong mưa bão. Và khi thấy một lưỡi dao ánh lên trong đêm đen, người bộ hành biết mình sắp gặp nạn.

Lịch sử dân thánh Chúa trong Cựu Ước và lịch sử Hội Thánh Chúa Kitô đã rất nhiều lần chứng kiến cảnh quan quyền trần thế ngang nhiên trấn áp lộng hành Xem tiếp

CHA CHÂN TÍN VÀ NHỮNG NGỌN LỬA

           Vậy là Cha Stêphanô Chân Tín cuối cùng cũng đã đi xa. Buổi chiều hôm Cha ra đi, Quế Phương từ nhà Dòng nhắn tin cho tôi rằng Cha đã được Chúa gọi về, tôi không ngạc nhiên, nhưng cũng như nhiều người, trong lòng tôi chợt thấy một khoảng trống mất mát.             Bây giờ khi mọi việc đã đâu vào đó, khi những suy tư, những tiếng nói và những tình cảm dành cho con người linh mục mà tôi tạm gọi là vĩ đại ấy đã bắt đầu lắng xuống, tôi ngồi lặng lẽ nghe lại bài giảng của Bố Matthêu Vũ Khởi Phụng trong Thánh Lễ cầu nguyện cho Cha Stêphanô. Bài giảng quá súc tích, phong phú và thật xúc động, làm người nghe muốn rơi nước mắt.             Bố Matthêu quen biết, sống và làm việc với Cha Stêphanô, gắn bó gần gũi bên ngài nửa thế kỷ. Còn tôi, đã nghe tiếng ngài từ thuở nhỏ nhưng biết ngài không bao lâu, cơ hội tiếp xúc với ngài cũng không nhiều. Khi nghĩ về ngài, tôi chỉ biết tạ ơn Chúa vì Chúa đã gửi vào thế gian này, vào nhà Dòng Chúa Cứu Thế một linh mục tài hoa và hết lòng vì Hội Thánh, vì những con người nghèo khổ bất hạnh. Nói như Bố Matthêu, cha Stêphanô là người đã sống Tám Mối Phúc Thật một cách trọn vẹn, mặc cho người đời khen chê. Xem tiếp

MẸ VÀ NHỮNG MÙA BÃO LỤT

        Trên Facebook của bạn Jeanmarie Dang có hình ảnh Mẹ Fatima đội nón lá Việt  nam với những hàng chữ “Mẹ đội nón lá về thăm miền Trung, vùng đất lao lung, quanh năm bão lụt”. Hình ảnh đặc biệt này đến lúc bài này được viết, đã có 480 người bấm “thích”, 49 bình luận và 16 lượt chia sẻ.

            Hình ảnh Mẹ yêu thương và những con số gợi lên cho chúng ta nhiều điều đáng suy nghĩ. Hình ảnh Mẹ Fatima với trái tim yêu thương nhắc cho chúng ta nhớ Mẹ hiện ra ở Fatima năm 1917 với lời tiên báo Thế Chiến thứ nhất sắp chấm dứt, nước Nga sẽ theo cộng sản vô thần, nhưng sau này nước Nga sẽ trở lại. Và Trái Tim Mẹ sẽ thắng. Xem tiếp

KHÔNG THỂ ĐỨT CHUỖI

          “Đứt chuỗi”. Đã lâu lắm rồi tôi mới nghe lại hai từ ấy. Buổi họp huynh trưởng giáo lý viên đầu năm trong xứ Tân Thành, đoàn trưởng Cường nhắc anh chị em mỗi ngày lần một chục hạt trong “Chuỗi Mân Côi sống” liên kết giáo lý viên. “Nhớ đừng để “đứt chuỗi”.

            Hai từ nghe không quen thuộc lắm trong ngôn ngữ hàng ngày, nhưng gợi lại trong chúng ta rất nhiều kỷ niệm. Người Công giáo nào cũng có tuổi thơ gắn liền với lời kinh Kính Mừng hàng ngày, đặc biệt trong tháng Hoa và tháng Mân Côi.

Xem tiếp

ĐÂU RỒI CÁI TÂM CON NGƯỜI?

Facebook là một loại nhật ký. Chủ nhân có quyền nói lên ý nghĩ và quan điểm của mình một cách trung thực nhất. Thế nhưng chính vì Facebook có đặc tính như thế, chủ nhân dễ bày ra cho thiên hạ thấy mình là ai trong cõi thực và ảo lẫn lộn ấy.
Dù rằng trạng thái các facebooker đưa lên là quan điểm riêng, nhưng lắm khi nó lại gây xúc động mãnh liệt hay gây bất bình khủng khiếp cho dân cư mạng. Cách đây vài hôm, một bạn nhắn tin cho tôi nói rằng trang Facebook của một nữ sinh viên vừa có viết một bài ngắn xúc phạm nặng nề đến Đức Tổng Giuse của Giáo Hội Việt nam.
Tôi vào trang ấy đọc thử. Lối viết tầm thường. Lý lẽ thì lấy ở báo chí truyền hình cách đây vài năm, đã cũ và đã bị lật tẩy. Nhưng bạn sinh viên ấy viết y như ý của mình, với giọng văn mà các facebooker khác bình luận là “mất nết”, “chợ búa” và “đầy tính chỉ trích”. Xem tiếp

MẸ LÀ NỮ VƯƠNG YÊU THƯƠNG

Kính mừng Lễ Đức Maria Trinh Nữ Vương 22/8

Linh mục nhạc sĩ Hoàng Diệp có một bản thánh ca tuyệt vời về Đức Mẹ với lời ca vừa hùng tráng vừa diễm lệ: “Kìa Bà nào đang tiến lên như rạng đông, đẹp như mặt trăng, rực rỡ như mặt trời, uy hùng như đạo binh xếp hàng vào trận”. Nhạc sĩ đặt dấu hỏi: “Bà là ai?”.

Và bài thánh ca ấy cứ tiếp tục với những câu hỏi mà ai cũng biết câu trả lời: Đó chính là Đức Nữ Vương của trời và đất. Vị Nữ Vương này được Đức Thánh Cha Benedicto XVI gọi trìu mến là “Đức Maria là một người đang yêu” trong thông điệp Deus Caritas Est (Thiên Chúa là Tình Yêu).” Xem tiếp

TÌM MỘT ĐƯỜNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT

Có một lá thư viết đã lâu, gần năm trước, không gửi cho tôi nhưng tôi tình cờ đọc được và cứ băn khoăn mãi. Sở dĩ tôi đọc được là vì thư ấy là dạng thư rơi, nặc danh, và tôi băn khoăn vì là thư ấy lên án nặng nề một số mục tử và dân Chúa trong Hội Thánh, lại mang một cái tựa đề rất kêu: “tìm một đường hướng giải quyết”.

            Lá thư ấy là loại nặc danh, ký tên là Một tín hữu. Tác giả còn rào đón “Nếu quí vị cho tôi là “hèn nhát” thì tôi cũng đành chịu”. Câu này làm người đọc bật cười. Thời đại này mà đánh các mục tử thì những người có quyền chức trong xã hội sẽ khen thưởng ngay, có cần can đảm gì đâu mà bảo nặc danh là hèn nhát. Xem tiếp

NGƯỜI THỪA KẾ NIỀM HY VỌNG THÁNH THIỆN

Suốt thời gian nhân loại đi trong bóng tối chờ đợi ơn Cứu Chuộc như lời hứa của Thiên Chúa trong vườn Địa Đàng, có một niềm hy vọng thánh thiện lan toả mạnh mẽ trong dân Isarel. Niềm hy vọng ấy không bao giờ lụi tắt đi được, dù trong cuộc lưu đày hay trong cơn bách hại.

Các ngôn sứ qua từng thời đại đã loan báo lại cho dân về lời hứa Cứu Chuộc dưới nhiều hình thức khác nhau. Riêng Lời của ngôn sứ Isaia thì ngắn gọn và rõ ràng: “Này đây một trinh nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một con trai, và tên con trẻ sẽ gọi là Emmanuel, nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta”. Xem tiếp

ĐỐI THOẠI VỚI NGƯỜI KHÔNG CÙNG NGÔN NGỮ

           Có lần chúng tôi kể chuyện hai anh sinh viên trên xe đò về Đắc nông “đối thoại” với một ông Tây. Ông Tây nhìn hai anh và nói một tràng mà hai anh không nghe ra, không biết là tiếng gì. Thế là hai anh nhìn nhau và rồi một anh đưa tay lên ngang cổ và làm động tác đưa dao cắt vào cổ. Ông Tây nghĩ là hai anh doạ giết mình nên lập tức ngừng nói. Nhưng ý anh sinh viên ấy chỉ muốn nói: “Biết chết liền”.

            Chuyện tưởng như đơn giản ấy có thể có những ý nghĩa khác nhau cho người nghe. Là những người được mời gọi lên tiếng cho công lý bình an, chúng ta vẫn thường nghe: phải đối thoại với thế giới, với con người chung quanh mình.

            Còn hơn là một cuộc đối thoại thông thường, Hội Thánh muốn con cái mình nhận ra sứ mạng rao giảng Tin Mừng Cứu độ, như phần đầu của Giáo huấn Xã Hội viết rõ:

Vào lúc khai nguyên Thiên Niên Kỷ Thứ Ba, Hội Thánh không mệt mỏi để công bố Tin Mừng mang ơn cứu độ và sự tự do đích thực đến cho các thực tại trần thế. Giáo Hội nhớ lời thánh Phaolô nói với môn đệ Timôthê của mình: “Hãy rao giảng Lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện; Xem tiếp

NÓI VỀ CHÚA GIÊSU

Một năm học Giáo lý lại chuẩn bị bắt đầu. Khi học sinh tựu trường ở khắp nơi, thì học sinh Giáo lý cũng quay về với lớp học thân thương của mình bên Chúa Giêsu, trong khuôn viên nhà xứ. Và các anh chị giáo lý viên lại bắt đầu được nói với các em về Chúa Giêsu, trung tâm của cuộc đời mình và cuộc đời các em.
Hội Thánh vẫn luôn thao thức với sứ mạng rao giảng Tin Mừng, và các mục tử luôn tìm phương cách thích hợp nhất để đem các em đến với Giáo lý, đến với Chúa Giêsu là Lời muôn thuở.
Năm 1979, khi mới bắt đầu triều đại Giáo hoàng của mình, Đức Chân phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã ban hành Tông huấn “Dạy Giáo Lý trong thời đại chúng ta” (Catechesi Tradendae) để hướng dẫn công cuộc dạy Giáo lý trong toàn thể Hội Thánh. Xem tiếp

ĐÔI NÉT VỀ CÁC GIÁM MỤC DÒNG CHÚA CỨU THẾ

Khi nghe tin Cha Paul Bird được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm Giám mục giáo phận Ballarat ở Úc, nhiều người có cơ hội biết rõ hơn về vị Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế (tỉnh Canberra) này.
Đức Cha Mã Đạt Khâm, vị Giám mục mới được phong chức hợp pháp do Toà Thánh chỉ định, đã có những lời rất khiêm tốn như các vị Giám mục khác: “Trong thời gian này, quý vị đã không ngừng cầu nguyện cho giáo phận của chúng ta và cho tôi, một con người hèn mọn và tầm thường với kiến thức giới hạn”.
Tuy nhiên, theo Giáo Luật (điều 378), “Ðể xứng đáng được tiến cử lên chức Giám Mục, đương sự cần phải: trổi vượt về Ðức Tin vững vàng, tính nết tốt, đạo đức, nhiệt tâm với các linh hồn, thông thái, khôn ngoan và những nhân đức nhân bản khác, và có những đức tính giúp cho đương sự đủ khả năng chu toàn chức vụ; có danh thơm tiếng tốt; có văn bằng Tiến Sĩ, hoặc ít ra có Cử Nhân về Thánh Kinh, Thần Học hoặc Giáo Luật ở một Cao Ðẳng Học Viện được Tòa Thánh công nhận, hoặc ít ra thực sự chuyên môn về những môn đó.” Xem tiếp

CẢM NGHĨ VỀ MỘT CHA GIÁO

          Cứ mỗi lần gặp các linh mục hưu dưỡng hay nghe tin một linh mục sắp ra đi khỏi cuộc sống thế gian, người ta có thể nhớ lại lời cha Michel Quoist diễn tả sự đơn độc: “Lạy Chúa, chiều nay, con chỉ có một mình.  Những tiếng động trong nhà thờ lần lần tắt im.  Những người đi dự Chầu đã về hết. Và con, con trở về nhà xứ. Một mình.”

            Nhưng cuộc đời linh mục, không chỉ có sự đơn độc ấy, mà các ngài đầy hạnh phúc như câu kết thúc lời kinh của Cha Michel Quoist: “Lạy Chúa, này con đang một mình trước mặt Chúa, trong sự yên lặng của buổi chiều nay!” Một mình, nhưng là trước mặt Chúa, còn niềm hạnh phúc nào lớn lao hơn?

Xem tiếp

GIÁO HỘI CÔNG GIÁO ĐÃ THẤT BẠI?

Hai ngàn năm trước, khi Đức Giêsu ra trước công đường Do thái, quan Tổng trấn Philatô đã hỏi Người: “Sự Thật là gì?”. Philatô, con người mưu mô và không biết đến sự thật, đã chiến thắng, vì Đức Giêsu, Đấng nắm giữ Sự Thật muôn đời, đã bị kết án và giết chết. Người đã thất bại khi muốn lên tiếng rao giảng Sự Thật.
Con Người giang tay chết nhục nhã trên Thánh Giá ấy chỉ có được một môn đệ trung kiên đứng bên cạnh khi Người hấp hối, cùng với Mẹ của Người. Bậc Thầy của trần gian với những lời rao giảng làm nức lòng người nghe, với bao phép lạ cứu đời, cuối cùng cũng chỉ còn một môn đệ dám đứng bên chân mình, lại là môn độ thuộc hàng “trẻ người non dạ” so với các vị khác. Xem tiếp

TAM KỲ GIÁO LÝ KÝ SỰ

Chuyến xe đi qua những cánh đồng nắng cháy miền Trung, lúa chưa chín và hành khách chưa nhìn thấy thợ gặt trên những thửa ruộng nhỏ hẹp. Dù chưa đến mùa gặt, nhưng những cánh đồng lúa ấy gợi nhớ đến Lời của Đức Giêsu về sứ mạng rao giảng Tin Mừng trên cánh đồng mênh mông của thế giới: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít” (Mt.9,37)

            Cha Giuse Nguyễn Trí Dũng, Hạt trưởng hạt Tam kỳ, giáo phận Đà nẵng luôn thao thức về nhu cầu cấp bách của công cuộc truyền giáo. Ngài cũng thường nhắc nhở giáo dân trong các bài giảng Lễ, khi ngài nói đến ơn kêu gọi linh mục. Đồng thời, ngài cũng thao thức về sứ mạng giảng viên Giáo lý, những người cộng tác với ngài.

            Đã rất lâu tôi không có dịp trở lại giáo xứ Tam kỳ, cho nên mọi thứ trong giáo xứ và giáo hạt đối với tôi đều rất mới lạ. Xem tiếp

CHÚA GIÊSU, NHÀ TRUYỀN THÔNG VĨ ĐẠI NHẤT

Cũng như các khoá Kỹ năng Truyền Thông Công Giáo trước đây, sáng thứ 2 ngày 22/7, Cha An Thanh trình bày bài học đầu tiên với chủ đề “Tầm nhìn Truyền Thông Công Giáo Việt Nam”

Đây là khoá Kỹ năng Truyền Thông Công Giáo khoá VII (tính cả 2 khoá online) do Dòng Chúa Cứu Thế tổ chức, với số học viên là 35 người.

Sau khi trình bày những chặng đường phát triển của truyền thông từ nguyên sơ đến hiện đại cũng như sức mạnh đa chiều của truyền thông, cha An Thanh nói đến  Giáo lý của Hội Thánh Công Giáo về truyền thông:  Nguyên lý truyền thông và nguyên tắc truyền thông với các điểm chính:

Vinh quang của Thiên Chúa cốt tại việc biểu lộ và truyền thông sự tốt lành của Thiên Chúa (GLCG 294). Truyền thông điều thiện hảo nhờ Đức Yêsu Kitô (GLCG 947).

Truyền thông phải quân bình chính đáng giữa công ích và Xem tiếp

NHỮNG NGƯỜI LỮ HÀNH HẠNH PHÚC

            Những ngày vừa qua, nhiều người biết tin, thương tiếc và cầu nguyện cho Bà Cố Têrêsa qua đời ở Sàigòn. Sau khi đưa tiễn Bà Cố Têrêsa đến “chặng thứ mười bốn” của con đường trần gian, hẳn rằng nhiều người nghĩ nhiều đến hai tiếng “lữ hành”.

            Điều đặc biệt hiếm có là Bà Cố có ba người con làm linh mục. Đó là cha Giuse Nguyễn Trí Dũng, Hạt Trưởng Tam kỳ, giáo phận Đà nẵng, cha Anphongsô Nguyễn Hữu Long, Giám đốc Đại Chủng Viện Xuân Bích Huế và Cha Louis Nguyễn Phúc Kim, hiện quản nhiệm ba giáo xứ ở giáo phận Regina, Canada.

            Tôi bỗng nhớ rằng lớp Cha Long khi mãn Tiểu Chủng Viện Thánh Gioan Đà nẵng có in một đặc san tên gọi là “Lữ Hành”. Cuộc đời của Bà Cố cùng với gia đình, trong đó có ba linh mục con Bà Cố đều là những cuộc lữ hành. Những chuyến đi của gia đình từ Bắc vô Trung rồi vào Nam. Những chuyến đi của ba cha, lên núi, về thành phố, đi du học, và đi theo tiếng gọi thừa sai. Tất cả là những chuyến đi đòi phải từ bỏ rất nhiều.

Xem tiếp

BÔNG HOA VÀ BÓNG MỜ TRONG GIÁO HỘI

Buổi sáng nhìn các em Rước Lễ Lần Đầu ngây thơ và đẹp như thiên thần bên Chúa Giêsu, tôi nghĩ nhiều đến sự hiệp nhất trong Hội Thánh. Chính các em được Chúa Giêsu liên kết với Người cũng sẽ thành mối dây liên kết trong cộng đoàn dân Chúa.
Trưa về nhà nghe một cha mới đi du học về rủ mai đến ăn cơm trưa, nghe nói trong bữa ăn các ngài sẽ có một ông linh mục yêu nước nữa, nói theo ngôn ngữ giáo sư Nguyễn Ngọc Lan là ông lờ mờ quốc doanh, tự dưng tôi thấy lòng mình chùng xuống.
Hai hình ảnh khác nhau quá xa. Một bên là các em trong trắng hồn nhiên, một bên là con người đại diện cho nhóm người mà nhiều năm qua đã gây nhiều tai tiếng; một bên là tượng trưng và hy vọng cho sự hiệp nhất, một bên là sự lăm le tàn phá và gây thất vọng cho mối dây liên kết thánh thiêng trong Hội Thánh. Xem tiếp

QUÌ BÊN CUNG THÁNH

“Quì bên cung thánh…”
Lời ca êm ái dịu dàng năm xưa.
“Quì bên cung thánh…”
Giữa vắng lặng thanh bình ban trưa.
Xem tiếp

ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI HỌC SINH HỌC GIÁO LÝ

Trong bài viết về những vui buồn trong một năm học giáo lý trên website Công giáo Vietcatholic News mới đây, chúng tôi đã nêu lên những băn khoăn khi thấy tinh thần thế tục của xã hội Việt nam ảnh hưởng đến các em giáo lý khá nhiều. Bây giờ nhìn vào khía cạnh khác, chúng ta lại thấy ảnh hưởng của xã hội cũng phần nào tác động đến giáo lý viên nữa, trong đó có việc trách mắng và xử phạt nặng nề đối với các em.

Khi dò tìm từ khoá “phạt học trò nặng nề” trên các website, người ta có thể tìm thấy hàng trăm ngàn kết quả. Trong xã hội này dường như hình phạt được áp dụng quá đáng trong giáo dục, và có lẽ đó cũng là một trong những nguyên nhân làm giáo dục sa sút. Xem tiếp

HÁT ĐỂ CA TỤNG AI?

Dân gian có câu chuyện vui thế này: “Một tên trộm bị bắt quả tang ăn trộm trâu. Người ta giải anh ta lên huyện. Quan huyện hỏi: “Mày dám cả gan ban đêm vào nhà người ta, ăn trộm trâu phải không?” Anh ta thưa, vẻ tội nghiệp: “Oan cho con lắm. Con chỉ lấy sợi dây thừng mà thôi”. Quan lại hỏi: “Thế, đầu sợi dây có trâu không?” Tên trộm thưa: “Bẩm quan, con trâu ấy chủ nhà buộc vào, chứ con không buộc”.

Đó là một trong nhiều chuyện cười về thói nguỵ biện của con người.Khi người ta làm điều gì không phù hợp với lương tâm, với Tin Mừng, người ta thường tìm mọi cớ để biện minh. 

Xem tiếp

VUI BUỒN MỘT NĂM HỌC GIÁO LÝ

Lại một năm học nữa đi qua. Các trường học đã thi cử xong, và học sinh chuẩn bị cho mùa hè bù đầu với học thêm, chạy trường. Khi thấy hoa phượng nở trong sân trường, nhiều thầy cô ngậm ngùi: nhiều năm qua học sinh không có mùa hè.

Học sinh các lớp giáo lý thì không phải lo lắng căng thẳng như thế. Mùa hè thật đúng nghĩa là mùa cho các em nghỉ ngơi hoàn toàn, để chuẩn bị cho năm học giáo lý mới.  Xem tiếp

THÁNG NĂM, NHỚ SINH NHẬT NHỮNG CON NGƯỜI VĨ ĐẠI

Trên Internet, tình cờ tôi đọc được những câu thơ:
“Ngày dài lắm!
Tôi được kể rằng, ai sinh ra trong tháng 5 sẽ được sống dài,
Cùng nắng, cùng gió, cùng những loài hoa ngào ngạt hương.
Rồi ôm trọn lòng mình…như ngày tháng năm.”
Và bỗng nghĩ đến những người vĩ đại
Xem tiếp

CHÚA ĐƯA CON ĐẾN DÒNG NƯỚC TRONG LÀNH

             “Chúa là Mục Tử, Người dẫn lối chỉ đường cho con đi” là lời của một bài thánh ca rất cảm động, phổ nhạc Thánh Vịnh 23. Và cứ mỗi dịp Lễ Chúa Chiên Lành, chúng ta lại hát lên hay nghe lại bài hát ấy trong các thánh đường. Lời Thánh Vịnh vừa nhắc chúng ta nhớ đến vị Mục Tử nhân lành tối cao là Đức Giêsu Kitô, vừa nhắc chúng ta tin tưởng cầu nguyện cho các vị mục tử mà Chúa gửi đến cho dân Ngài.

Xem tiếp

VINH QUANG CỦA NGƯỜI TÔI TỚ CHÚA

Viết mừng 7 năm ngày Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI kế vị ngai toà Thánh Phêrô

             Sau khi Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được Chúa gọi về, vị Hồng Y Niên trưởng của Hồng Y đoàn của giáo triều Rôma được bầu làm Giáo Hoàng thứ 265 của Hội Thánh Công Giáo. Đó là Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, người Đức, 78 tuổi. Ngài lấy tông hiệu Benedicto XVI. Lúc đó là 18 giờ 4 phút giờ Rôma ngày 19 tháng 4 năm 2005.

            Bảy năm đã đi qua kể từ ngày Đức Benedicto đăng quang trên ngai toà Thánh Phêrô. Bảy năm ấy, vị Giáo hoàng “tôi tớ đơn sơ và khiêm nhường của Thiên Chúa” như lời đầu tiên Ngài tuyên bố, đã cai trị Hội Thánh trong thời kỳ nhiều thử thách về mọi mặt và nhiều biến động của một thế giới đa chiều.

Xem tiếp

VÂNG PHỤC ĐỂ HOÀN THIỆN

            Năm nay, Đại Lễ Truyền Tin trùng với ngày Chúa Nhật thứ V Mùa Chay, và Hội Thánh long trọng mừng vào ngày thứ hai sau đó. Ngày Lễ áo trắng giữa mùa áo tím dường như có nhiều sự trùng hợp với Chúa Nhật này. Nếu đọc lại các bài đọc Chúa Nhật V Mùa Chay năm B, người ta nhận thấy những trùng hợp đặc biệt đó.

            Khi suy ngắm Lễ Truyền Tin dưới khía cạnh đức vâng phục, người ta nhận thấy sự thành công của mầu nhiệm nhập thể gắn liền với tiếng Fiat, Xin Vâng, của Đức Trinh Nữ Maria. Lời Xin Vâng này đã làm cho ý định Cứu độ của Thiên Chúa qua mầu nhiệm Nhập Thể được thực hiện ngay tức khắc. Và từ ngày đó, lời Xin Vâng trở thành đối tượng của suy tư, nguồn hứng của nghệ thuật và định hướng cho muôn tâm hồn trên con đường đức tin.

    Xem tiếp

DƯỠNG PHỤ ĐẤNG CỨU THẾ

Khi nói đến cha nuôi hay mẹ nuôi, người ta thường nghĩ rằng tình cảm đối với con cái sẽ không sâu đậm tha thiết bằng tình cha mẹ ruột. Thế nhưng nghĩ như thế có thể chưa hẳn là đúng với rất nhiều trường hợp cha nuôi, con nuôi.

Nếu có những cha mẹ ruột không thương yêu con mình sinh ra, thì lịch sử đã chứng minh không biết bao nhiêu người cha nuôi, mẹ nuôi thương con mình hơn cả con ruột. Nhất là khi một người đã hy sinh đời mình cho lý tưởng, không có gia đình riêng, thì tình thương họ dành cho con nuôi thì vô cùng mãnh liệt.

            Mới đây người ta được đọc lại bài phỏng vấn ông Philipp Rösler, phó thủ tướng nước Đức. Xem tiếp

NIỀM HY VỌNG VÀ LÒNG BIẾT ƠN ĐẦU NĂM MỚI

Nếu Tết cổ truyền Việt nam được hiểu như thơ xưa: “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ, cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh” thì chắc hương vị Tết chẳng còn lại bao nhiêu. Thế nhưng cái tinh thần của ngày Tết thì khó có thể thay đổi dù cuộc sống đã khác xưa rất nhiều.

Tinh thần của ngày Tết cổ truyền chắc chắn là lòng biết ơn và niềm hy vọng. Hai giá trị ấy được diễn tả qua hành động, lời chúc, màu sắc và âm thanh trong ngày Tết. Các món ăn, các vật trang trí và trò vui ngày Tết thay đổi theo thời gian, nhưng các giá trị của ngày Tết thì vẫn mãi trường tồn.

Điều đặc biệt là lòng biết ơn và niềm hy vọng được diễn tả trong Tết cổ truyền Việt nam cũng là hai giá trị được đề cao trong Tin Mừng của Nước Chúa. Khi người ta đi tìm cội nguồn văn hoá của bất cứ dân tộc nào, người ta cũng nhận ra các giá trị của Tin Mừng. Xem tiếp

TẢN MẠN VUI BUỒN CUỐI NĂM

Tin từ Vatican cho hay, thứ bảy ngày 14 tháng 1 vừa qua, Năm Pháp Lý đã được khai mạc tại Vatican. Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone đã chủ tế Thánh Lễ tại nhà nguyện của Toà nhà chính phủ của Quốc Gia Thánh Đô Vatican.

Trong bài giảng, ngài đã nhắc đến vai trò của Giáo hội là “tuyên cáo và bảo vệ tại mọi nơi và mọi lúc các quyền lợi và bổn phận, những gì được đòi hỏi và cũng phải chứng tỏ là gương mẫu, nhất là trong lãnh vực công lý.” Đức Hồng Y nói: “Giáo Hội phải là dấu chỉ và công cụ của công lý của Thiên Chúa, như là cách thể hiện tình yêu thương xót của Người.”

Có một chi tiết đáng chú ý: Xem tiếp

VUI NHƯ TẾT

truyện ngắn – LÊ QUANG VINH

Khi thằng bạn cuối cùng xách giỏ ra khỏi phòng thì Huy ngã người ra giường cười ha ha đến hai ba phút, khiến mấy đứa ở phòng khác đang đi vội vã ngoài hành lang cũng phải dừng bước tò mò nhìn vào. Huy nhổm dậy thò đầu ra cửa hét lên: “Ê chúc tụi bay về ăn Tết vui vẻ nha. Khi lên nhớ mang theo bánh mứt, hoặc là nhiều nhiều tiền lẻ”. Nói xong, Huy kéo sập cửa lại và ngồi thừ người ra cũng mất đến hai ba phút. Nó không biết diễn tả tâm trạng nó thế nào Xem tiếp

“CÁC CON LÀ NHỮNG TẤM GƯƠNG CHO NGƯỜI LỚN”

Thông thường người ta hay nói người lớn phải là tấm gương cho thanh thiếu niên, và các bạn trẻ phải noi gương người lớn. Thế nhưng trong Sứ điệp ngày Hoà Bình thế giới 01/01/2012, Đức Thánh Cha Benedictô XVI viết cho giới trẻ: “Hãy ý thức rằng chính các con là tấm gương và niềm cảm hứng cho người lớn.” Hẳn là Đức Thánh Cha đã nhìn thấy nhiều thực tế của xã hội trần thế ngày nay. Xem tiếp

NƠI GIÁNG SINH ĐI QUA

            Ngày Lễ Giáng Sinh, người người hân hoan vui sướng vì “Tin Mừng trọng đại” đã được loan báo cho muôn dân từ hơn hai ngàn năm nay. Bởi vì Thiên Chúa là Chúa của vũ trụ và Chúa của lịch sử, cho nên mọi con người, mọi nơi chốn, mọi biến cố đều là nơi bàn tay Chúa đặt xuống. Và như vậy, Giáng Sinh cũng đi qua mọi nơi, mọi tâm hồn và qua mọi biến cố trên cuộc đời này.

            Có lần tôi hỏi một giảng viên có chức vụ ở trường đại học: “Tại sao các nước văn minh nghỉ lễ Giáng Sinh mà chúng ta không được nghỉ?”. Thầy ấy vốn là trí thức thật nên không trả lời kiểu cù nhây như các vị bằng giả Xem tiếp

GIOAN, TÔNG ĐỒ TÌNH YÊU VÀ CÔNG LÝ

Năm 1965, Tiểu Chủng Viện Đà Nẵng được Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi thành lập và đặt tên Thánh Gioan Tông đồ để kính nhớ Đức Thánh Cha Gioan XXIII. Thế là nhiều người gọi là Chủng Viện Gioan XXIII! Nhiều người khác khi nghe tên thánh Gioan thì lại nghĩ là thánh Gioan Tẩy Giả. Dường như vị thánh Tông đồ Thánh sử thứ tư này có vẻ kín đáo hay khiêm tốn quá trong hàng các Tông đồ nên dễ được… quên. Và ai cũng nhớ chân lý “Thiên Chúa là Tình Yêu”, nhưng không chắc nhiều người nhớ câu ấy trích ở đâu. Xem tiếp

GIỚI TRẺ CÔNG GIÁO VÀ CÔNG LÝ HOÀ BÌNH

             Mới đây, khi một  vài bạn sinh viên Công giáo ở Sàigòn được hỏi có quan tâm gì đến xã hội và các vấn đề mà Giáo Hội đang phải đương đầu không, họ bình thản trả lời: “Tôi đi lễ các ngày Chúa nhật, và thỉnh thoảng làm việc bác ái giúp trẻ em nghèo. Vậy là đủ rồi”.

            Tôi đùa với các bạn ấy: “Các bạn có suy nghĩ giống các bà cụ đạo đức ở nhà quê cuối thế kỷ 19” và mọi người cùng cười. Riêng tôi, cái cười vẫn có nhiều xót xa, vì tôi nhận thấy trong câu trả lời của các bạn ấy thiếu một điều cực kỳ quan trọng: đó là thực hành Giáo huấn Xã Hội của Hội Thánh Công Giáo. Điều này cũng giống như trường hợp một trang Facebook mang danh Giới Trẻ Công Giáo mà luôn xoá các lời kêu gọi cầu nguyện cho Công Lý.

Xem tiếp

40 NĂM HỒNG ÂN CỦA NHÓM PHIÊN DỊCH CGKPV


Khi chú ý nghe Lời Chúa trong Thánh Lễ, người tín hữu giáo dân đôi khi cảm thấy khó hiểu trước những cách dịch như “Kìa chàng rể đến, hãy ra đón Chúa Kitô”, “Ôi Đá Tảng của tôi, chúc tụng Chúa” hay “Sừng người ngẩng lên trong vinh quang”! Và những kiểu dịch như vậy làm chúng ta thấy xa lạ với Kinh Thánh.

Thánh Công Đồng chung Vaticanô trong Hiến chế Dei Verbum đã long trọng quả quyết rằng “Giáo Hội đã luôn luôn tôn kính Kinh Thánh cũng như đã tôn kính chính Thánh Thể Chúa”. Và Công Đồng cũng dạy: “Lối vào Kinh Thánh cần phải rộng mở cho các tín hữu Chúa Kitô (…). Vì thế, Giáo Hội, như một người mẹ ân cần, liệu sao để có những bản dịch thích hợp và chính xác sang các ngôn ngữ khác nhau, nhất là dịch từ nguyên văn các Sách Thánh.” Xem tiếp

MẸ CHẲNG VƯỚNG TỘI TRUYỀN

Một người bạn thân của tôi, rất tin tưởng vào Thiên Chúa nhưng dường như không mấy chú ý đến huấn quyền của Hội Thánh, có lần nói với tôi: “Tại sao lại phải tin Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội? Khi người ta có mẹ, thì dù người mẹ thế nào vẫn là mẹ”. Tôi im lặng không nói gì, vì khi con người đã không tin và không muốn hiểu, nhất là người trí thức, thì việc tranh luận sẽ vô ích.

Thật ra, tín điều Mẹ Vô Nhiễm cũng như các tín điều trong Hội Thánh, không phải là gánh nặng để ta phải từ chối hay kịch liệt phản đối. Chỉ nguyên việc suy ngắm mầu nhiệm này, chúng ta cũng đã thấy lòng tràn ngập an vui và hy vọng. Như vậy, các tín điều tự bản chất là hồng ân cho nhân loại. Xem tiếp

CÓ KHI NÀO VIỆC CẦU NGUYỆN BỊ “TỤC HOÁ”?

Khi dân Israel bị quân Amalek tấn công trong hoang địa, tổ phụ Môisen đã truyền cho ông Giôsuê đem quân ra kháng cự, còn Môisen và Aaron lên núi cao cầu nguyện. Và kết quả là Chúa đã cứu dân Ngài.

Trong dòng lịch sử, dân Thiên Chúa trong Cựu Ước và trong Tân Ước không ngừng cầu nguyện trong mọi tình huống. Và Thiên Chúa đã “vung cánh tay ra oai thần lực”, như Đức Maria Mẹ chúng ta diễn tả, để giải thoát dân Ngài. Xem tiếp

THÁI HÀ, HẠT GIỐNG HÔM NAY

Khi Thái Hà xảy ra chuyện, những người có lương tri không phân biệt tôn giáo, chính kiến và tầng lớp xã hội, đều hướng về Thái hà và tỏ sự đồng cảm, thán phục.

Người ta cảm phục các linh mục tu sĩ và giáo dân ở Thái Hà không chỉ vì chuyện dám đòi cái của mình, dám công bố quyền của mình trên tài sản của mình, hay dám đón nhận những trận mưa côn đồ đã đoán trước sẽ xảy ra.

Chuyện ấy đáng thán phục, nhưng vẫn là chuyện nhỏ, chuyện mà Thái Hà không đặt thành vấn đề lắm. Bằng chứng là Thái Hà chưa hề đòi quyền lợi gì cho cá nhân một con người nào. Chuyện mà cả xã hội đồng cảm, thương yêu và trân trọng là tiếng nói của công lý, của sự thật và của tình người.

Xem tiếp

THƯ GỬI THÁI HÀ

Kính thưa Cha Bề Trên, Cha Chính xứ cùng quý Cha quý Thầy DCCT và anh chị em giáo xứ Thái Hà,

            Ba năm trước đây, khi Thái hà bị bách hại, khi những tiếng quân dữ hét lên giữa đêm khuya làm khuấy động tu viện lúc nửa đêm, thì ở Sàigòn có nhiều giáo dân bật khóc. Mấy hôm nay khi tin dữ dồn dập kéo về, chúng con cũng chỉ biết lặng lẽ hiệp thông và cầu nguyện cho quý Cha quý Thầy và giáo xứ.

            Tuy nhiên, nếu lắng tâm hồn lại để suy nghĩ cặn kẽ, thì những ý kiến bênh vực Thái hà cũng đều Xem tiếp

THƯ GỬI MỘT LINH MỤC QUEN TRÊN FACEBOOK

Cha,
Con là một người bạn của cha trên Facebook. Ở ngoài con là một con chiên tầm thường, chỉ đôi lần gặp cha, đôi lần nghe người ta nói cha có tham gia uỷ ban đoàn kết đoàn tụ gì đó con cũng không biết có đúng không, đôi lần thấy cha tổ chức lễ hội tưng bừng. Xem tiếp

NỖI BUỒN FACEBOOK

           Trang mạng xã hội Facebook thu hút nhiều người dùng (theo Facebook statistics thì có 800 triệu người trên khắp thế giới), vì những tiện ích của nó. Và ai dùng Facebook cũng cảm thấy hài lòng vì tính giao tiếp và tương tác rõ ràng.

            Tuy nhiên, nhiều khi vào Facebook, ta thấy nặng lòng vì những lý do không đâu. Trước hết là Xem tiếp

GIÁO DÂN, NÓI CHUNG ĐỀU TỐT CẢ

Tập Hồi Ký của Đức Cha Phaolô Lê Đắc Trọng (Chứng từ của một Giám Mục) rất hấp dẫn về nhiều mặt, nhất là có nhiều chi tiết thú vị dù xót xa trong một bối cảnh lịch sử không thuận tiện cho đời sống đức tin.

Đặc biệt, Đức cố Giám mục Phaolô đánh giá rất cao vai trò của người tín hữu giáo dân trong Hội Thánh. Điều này hoàn toàn phù hợp với giáo huấn của Hội Thánh, nhất là từ thời Công Đồng Vatican II. Thành thử, có thể nói rằng Đức Cha Phaolô sống và suy tư theo tinh thần Công Đồng, dù ngài ở miền Bắc vào thời kỳ nhiều khó khăn nhất. Xem tiếp

ĐỪNG TỰ VẤT BỎ GIÁ TRỊ SÂU XA

 VRNs (12.10.2011) – Sài Gòn – Người biết suy tư thường dị ứng với những câu khẩu hiệu rỗng ruột. Người tín hữu giáo dân biết suy tư cũng dị ứng với những khẩu hiệu, dù khẩu hiệu ấy có thể cắt nghĩa nhiều cách. “Tốt đời đẹp đạo” chẳng hạn, là lối nói muốn cho đẹp lòng thế gian hơn là làm Thiên Chúa hài lòng.

Xem tiếp

NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 30)

Ngụ ngôn thời bấn loạn (kỳ 30)VRNs (08.10.2011) – Sài Gòn – Ngụ ngôn 92

            Bão lụt nổi lên bất ngờ. Các loài thú chạy tán loạn tìm chỗ trú. Con nào cũng ướt át, đói meo và lạnh lẽo. Ấy vậy mà sau cơn thiên tai, mấy con cọp dữ bỗng mập ra, phương phi béo tốt. Ai hỏi tại sao được như vậy thì cọp trả lời: “Nhờ nước lớn ngày nghe chim quyên góp tiếng gọi phù sa, nhờ gió to đêm đón khí lành nên béo tốt vậy mà”.

Xem tiếp

VIỆC HỌC THUỘC LÒNG TRONG GIÁO LÝ

Đầu năm học giáo lý, tôi hỏi hai lớp ở hai giáo xứ khác nhau “Giáo Hội có phải là bí tích không?” Nhiều em trả lời đúng, nhưng cũng có một số em trả lời lớn tiếng, dõng dạc: “Không ạ”.

Khi tôi chia sẻ điều này trên Facebook, có bạn cho rằng điều quan trọng là các em biết cầu nguyện với Chúa Giêsu, còn những điều khác không phải là đáng quan tâm lắm. Có người cũng bảo rằng nếu dạy cho các em biết và nhớ, “bảo đảm não trạng của các em sẽ chỉ xếp vào cái mớ sử địa hỗn độn mà trường học (ở Việt nam) đang nhồi nhét”. Xem tiếp

GIÁO LÝ: DẠY CHO CÁC EM VỀ SỰ LINH THÁNH

Dạy giáo lý cho các em là dạy về kế hoạch Cứu độ nhiệm mầu của Thiên Chúa đối với con người. Và trung tâm của kế hoạch đầy yêu thương ấy là chính Chúa Giêsu, Con Một Thiên Chúa.

Tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại, cho Dân thánh Ngài, và cho chính các em, là nét chính của từng bài giảng giáo lý. Nhưng có một điều giáo lý viên cũng cần nhớ nhắc nhở các em, đó là sự cao sang của Thiên Chúa và tính cách linh thánh của các mầu nhiệm. Xem tiếp

ĐỌC LỜI CHỦ CHĂN THÁNG 10

VRNs (01.10.2011) – Sài Gòn – Người tín hữu giáo dân, đặc biệt giáo dân Sàigòn, tháng 9 vừa qua được đánh động bởi những bài giáo huấn, bài phát biểu của Đức Thánh Cha Benedictô khi ngài về quê hương là nước Đức.

Người tín hữu giáo dân cũng được hâm nóng lên khi các cha giảng lễ và các website mới đây nhắc lại Tông huấn “Kitô hữu giáo dân” (Christifideles Laici) của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II.

Cả hai vị giáo hoàng đều nhắc đến công lý và hoà bình, đến bổn phận Kytô hữu.

Xem tiếp

HÃNH DIỆN TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN

VRNs (28.09.2011) – Sài Gòn – Theo một bài thơ dân gian Trung Hoa (Tứ Hỉ thi), thì một trong bốn niềm vui của con người là ở nơi xứ lạ quê người được gặp lại bạn cũ (“Tha hương ngộ cố tri”). Trong xã hội vô thần, niềm vui lớn của người Công giáo là được gặp người có Đạo ở nơi làm việc, trong môi trường sinh sống hay bất chợt trên đường mình đi. Xem tiếp

“XEM RA THIÊN CHÚA IM LẶNG”

VRNs (21.09.2011) – Sài Gòn – Viết mừng kính Bổn Mạng Bố Matthêu Vũ Khởi Phụng

Tin Mừng Matthêu có kết thúc tuyệt vời: Đức Yêsu một lần nữa mạc khải vương quyền của Người, mạc khải sứ vụ các Tông đồ và mạc khải tình yêu bao la của Người khi Người nói: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất.Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” (Mt. 28, 18-20).

Và cứ dựa vào những lời mạc khải có tính đoan hứa vững chắc ấy, con người chẳng còn phải lo lắng gì trước những cạm bẫy thế gian giăng ra. Xem tiếp

CHÚC MỪNG SINH NHẬT CỦA MẸ

Con vui mừng mỗi khi được mời sinh nhật,
Con nghĩ suy rồi hớn hở chọn quà,
Và không quên chọn cho mình áo quần đẹp nhất.
Rất rộn ràng sinh nhật, con cùng bè bạn hát ca.

Nhưng Mẹ ơi, đã bao lần con mừng Sinh Nhật Mẹ.
Lòng hững hờ, quà cũng không mà lời chúc cũng không. Xem tiếp

GIÁO HỘI LÀ BÍ TÍCH CỦA NIỀM HY VỌNG HUY HOÀNG

Gần đây thỉnh thoảng có những thông tin không vui về những con người trong Giáo Hội Chúa Kitô. Linh mục lạm dụng tình dục hay linh mục, tu sĩ, giáo dân chạy theo quyền lực bỏ quên dân Chúa chẳng hạn. Người tín hữu giáo dân đón nhận những tin ấy với nhiều thái độ khác biệt, thậm chí trái ngược nhau.

            Chúng ta cũng thỉnh thoảng nhận được những thư rơi lên án những linh mục, nhà dòng hay nhóm giáo dân thiện chí. Việc phê phán để tìm cách sửa lỗi cho nhau trong tinh thần xây dựng cộng đoàn Giáo Hội là cần thiết. Nhưng gửi thư rơi để đánh phá nhau là cách thế hữu hiệu làm cho các thế lực trần gian vỗ tay reo hò, và chứng tỏ rõ ràng những tâm hồn khiếp nhược. Xem tiếp

NHỮNG CUỘC HÀNH TRÌNH

Hai thập niên 1980 – 1990 là hai thập niên cuối cùng của thế kỷ 20. Lúc bấy giờ trên thế giới đã có người thám hiểm Hoả tinh, tàu Mars Global Surveyor đã gửi về vô số hình ảnh và dữ liệu. Còn ở Việt nam thì xe đò vẫn còn ì ạch, chen chúc, nhưng tài xế lại có biệt tài muốn phóng nhanh bằng hoả tiễn.
Khi nghĩ đến những chuyến xe đò ngày ấy, nhiều người vẫn không quên thời gian đứng xếp hàng mua vé, những giờ mệt nhọc và uể oải trên chuyến xe, và cả những bất bình vì bị đối xử như hàng hoá… Xem tiếp

HÀNG NĂM CỨ VÀO CUỐI THU

 VRNs (26.08.2011) – Sài Gòn – Nhiều người khi đã trưởng thành vẫn còn nhớ ngày đi học đầu tiên của mình, và nhớ đoạn văn của Thanh Tịnh: “Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường”.

Bây giờ có lẽ ít ai còn giờ để mơ mộng, để nhớ quá khứ như thế. Xem tiếp

NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 29)

Ngụ ngôn 89

Khát nước. Khát đến cháy cổ. Tất cả các con thú trong rừng đều khát. Tại sao vậy? Để cổ vũ cho lối sống văn minh, văn hoá mới, rừng ra luật là cấm uống nước dưới suối, mà chỉ được uống nước tinh khiết trong bình lớn. Các bình nước đủ kiểu được tung ra. Ở đâu cũng thấy bình nước, xanh đỏ tím vàng đẹp như tranh. Thế mà thú rừng khát nước. Lý do là vì Xem tiếp

CHÚNG TA ĐANG CHỜ MẸ BẢO LÃNH

Năm đó chúng tôi không còn được tiếp tục học, nên phải chọn nghề đi làm về góp tiền để sống chung với nhau. Tôi chọn nghề đi làm chìa sửa khoá ở lề đường. Buổi trưa, mấy anh bạn làm nghề đạp xích lô, đẩy xe ba gác và tôi vào sân nhà thờ chính toà Đà nẵng ngồi ăn trưa và nghỉ ngơi mấy phút.

Hôm ấy có mấy người khác cũng vào sân nhà thờ, và họ tò mò đứng đọc bảng thông báo, giờ lễ ở cửa nhà thờ. Bỗng một ông trung niên, không có đạo, chỉ cho bạn mình lịch Lễ trong tuần: 15 tháng 8 Lễ trọng kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Ông nói: linh hồn lên Trời thì hiểu được, sao xác lại có thể lên Trời? Rồi cả hai im lặng ra chiều suy nghĩ. Xem tiếp

XÃ HỘI VÔ TRÁCH NHIỆM DẪN CON NGƯỜI ĐẾN ĐÂU?

Xã hội vô trách nhiệm dẫn con người đến đâu?

 VRNs (11.08.2011) – Sài Gòn – Rất nhiều người đã từng nghe câu của Saint Exupéry trong tác phẩm Terre des Hommes (Bùi Giáng dịch: Cõi Người Ta): “Yêu nhau không phải là nhìn nhau, nhưng là cùng nhìn về một hướng”. Nhưng ở đoạn trước khi nói đến tình yêu và hướng nhìn ấy, nhà văn viết: “Làm người, ấy là có trách nhiệm”.

            Tôi đi dạy học, rất không thích học trò giơ tay bằng cách để khuỷu tay trên bàn, giơ một cách rụt rè không cao quá trán. Đó là kết quả của Xem tiếp

PHÚC ÂM HOÁ, CHẠNH LÒNG THƯƠNG, TÌM CÔNG LÝ

              Trong bài viết trước, chúng ta có nhắc đến tài liệu “Một Tầm Nhìn Mới, Một Trái Tim Mới và Một Ơn Gọi Đổi Mới” của Diễn Đàn Phúc Âm Hoá Thế Giới 2004.

             Xin nói thêm rằng Phong trào Lausanne là một phong trào quốc tế thúc đẩy “Toàn thể Hội Thánh đưa toàn bộ Lời Chúa đến cho toàn thế giới.” Phong trào có tên gọi là Lausanne vì Công Hội Quốc Tế lần thứ nhất về công cuộc Phúc Âm Hoá Thế Giới, được tổ chức tại Lausanne, Thuỵ Sĩ vào tháng 7 năm 1974.

            Mỗi lần họp mặt, Uỷ Ban Quốc Tế Lausanne chọn một địa điểm khác nhau, và bàn về một vấn đề liên quan đến mục tiêu của phong trào là Phúc Âm hoá thế giới. Tài liệu “Một Tầm Nhìn Mới…” là của Diễn Đàn Phúc Âm Hoá Thế Giới 2004 tại Pattaya, Thái lan năm 2004. Chủ đề hội nghị năm ấy là về nghệ thuật và nghệ sĩ Công giáo.

Xem tiếp

CHÚNG TÔI LÊN TIẾNG LA LỚN CHO THẾ GIỚI MỘT LỜI: THIÊN CHÚA

             Trong bài học đầu tiên của các khoá Kỹ Năng Truyền Thông Công giáo, bài “Tầm nhìn Truyền Thông Công Giáo Việt Nam”, cha giáo An Thanh có nhấn mạnh điều này: “Truyền Thông điều thiện hảo nhờ Đức Yêsu Kytô, Đấng là nhà Truyền Thông vĩ đại nhất” (x.GLCG 947).

            Đã đến lúc phải nhấn mạnh Đức Yêsu Chúa chúng ta là nhà Truyền Thông. Chỉ khi nhìn nhận Người là nhà Truyền Thông, chúng ta mới xác tín rằng đức tin của chúng ta đã đặt hoàn toàn đúng chỗ và niềm hy vọng của chúng ta hoàn toàn được bảo đảm. Xem tiếp

NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (kỳ 28)

Ngụ ngôn thời bấn loạn (kỳ 28)VRNs (30.07.2011) – Sài Gòn – Ngụ ngôn 86

Dây điện thoại nói với dây điện đèn: “Anh chỉ âm thầm tải điện,  có nghe ai nói gì đâu! Người ta chê anh, anh cũng chẳng biết.  Còn tôi, tôi nghe biết bao nhiêu chuyện của con người. Ai mà phê bình, góp ý gì là tôi chặn ngay”.

Dây điện đèn bảo: Xem tiếp

YÊU CHUYÊN NGHIỆP !

Yêu chuyên nghiệp !Bài trình bày về luật báo chí kết thúc khoá học Truyền Thông, nhưng sẽ có một luật khác, cao cả hơn và phổ quát hơn, chi phối mọi hoạt động của những con người muốn dấn thân phụng sự Thiên Chúa trong lãnh vực truyền thông. Ấy là lề luật Yêu Thương.

Xem tiếp

Khai mạc khóa Truyền thông Công giáo khoá IV tại DCCT Sàigòn

Sáng thứ hai 18/7/2011 Cha An Thanh, giảng viên chính của khoá IV Truyền Thông Công Giáo đã giảng bài đầu tiên “Tầm nhìn Truyền Thông Công Giáo”, với sự hiện diện của Cha Giuse Đinh Hữu Thoại, gần 30 học viên và một số thành viên của Gia đình Truyền Thông Chúa Cứu Thế. Xem tiếp

NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (kỳ 27)

VRNs (12.07.2011) – Sài Gòn –

Ngụ ngôn 83

Con mèo đi học vẽ. Con thỏ đi học vẽ. Rồi thì cả khu rừng đều đi học vẽ. Ngày tốt nghiệp, vị giáo sư hội hoạ cho mỗi con thú một đề tài hoàn toàn khác nhau. Nhưng lạ thay, tất cả đều vẽ giống y như nhau, từ vật mẫu, nét vẽ cho đến cách thể hiện. Tại sao lại như thế? Xem tiếp

ANH ĐANG BAY TRÊN TRỜI

             Trước khi tôi ra Hà nội, Hải Yến, cô bạn nhỏ dặn mua gì thì hỏi giá, nhớ đừng đi ăn nơi chưa biết giá rõ ràng, nếu không sẽ bị… chém đẹp. Khi tôi ra đến Hà nội, những người tốt bụng gặp trên đường phố bảo tôi đón xe buýt đi cho chắc ăn, chứ đi xe ôm coi chừng bị hớ!

             Tôi mới kể trên Facebook rằng gặp Paulus Lê Sơn, tôi nghe Sơn vừa kể chuyện vừa nhắc nhở đại ý Sơn mua chai nước suối khi đi máy bay ra Hà nội (vé rẻ không cho uống nước!). Thấy cô tiếp viên hét giá dữ quá, Sơn nhà ta bèn nói: “Sao giá cao vậy em?”. Với giọng nói lạnh lùng, Xem tiếp

NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 26)

Ngụ ngôn 80 

            Chuột hoành hành dữ dội nên người ta quyết định đặt bẫy diệt chuột. Cũng vì chuột nhiều nên bẫy ngày càng tinh vi và hữu hiệu hơn. Bẫy càng tinh vi, càng nhiều loài chuột bị bắt và bị tiêu diệt, kể cả những con chuột nhỏ xíu. Nhưng cũng chính vì bẫy tinh vi mà loài chuột càng tinh khôn hơn.

            Rồi đến lúc người ta phát hiện ra những con bị bẫy không phải là chuột lớn, cũng chẳng phải chuột nhỏ, mà toàn là… thằn lằn. Sao thằn lằn lại sa bẫy chuột? Một nghiên cứu được thực hiện và thấy có ba nguyên nhân. Xem tiếp

HÀ NỘI KÝ SỰ 3: NGHĨ VỀ QUYỀN TƯ HỮU

Đất của DCCT tại Thái Hà, Hà nội đã bị chiếm gần hết. Nhà Dòng thì đã được nhà cầm quyền “mượn” làm bệnh viện Đống Đa mấy chục năm qua. Vì là cơ sở mượn, bệnh viện Đống Đa không được phép sửa chữa hay xây cất thêm. Một buổi trưa giữa tháng sáu vừa qua, sau giờ cơm, các Cha các Thầy nhìn sang bệnh viện, thấy một nhóm người nhốn nháo trên sân thượng, chỉ trỏ, đo đạc. Không biết họ có ý gì, nhưng nếu họ quyết định tự ý sửa chữa nhà, thì họ vi phạm nhiều điều, và chắc chắn sự việc sẽ không đơn giản. Xem tiếp

HÀ NỘI KÝ SỰ 2: TRUYỀN THÔNG LÀ NHƯ THẾ !

VRNs (30.06.2011) – Sài Gòn – Sách kỷ lục Guiness thế giới một ngày nào đó có thể sẽ ghi thế này: Hà nội là nơi đầu tiên có người hét lên đòi “giết giết giết” các bậc chân tu. Ngay trong thời kỳ bách đạo ngày xưa, chẳng vua chúa nào hét to như thế giữa khuya trước cổng nhà thờ. Guiness cũng sẽ ghi rằng Truyền Thông Công giáo đã nhanh nhạy chuyển lời “giết giết giết” ấy đi vòng quanh thế giới chỉ trong mấy phút đồng hồ.

Khi đặt chân đến Thái Hà, Hà nội, tôi còn nghiệm thấy nhiều điều đáng ghi vào Guiness nữa. Nhưng thôi, những việc dân Chúa làm chẳng cần được đời này ghi, dù là “Ghi… nét”. Có điều là lớp Truyền Thông Công giáo tại Hà nội cùng với bài giảng của Cha Bề Trên Matthêu trong Thánh Lễ bế giảng gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Xem tiếp

HÀ NỘI KÝ SỰ 1: TÔI ĐÃ GẶP NGÀI

             Lần đầu đến một nơi xa lạ, bạn mong ước điều gì nhất, bạn muốn gặp ai và muốn nhìn thấy điều gì? Trên chuyến bay từ Sàigòn ra Hà nội lần đầu tiên trong đời, tôi ao ước được chiêm ngắm hai nơi đã từng ghi nên những nét rất đậm trong tâm trí mình, với những con người rất nhân hậu và cũng rất dũng cảm, đó là Thái Hà và Châu Sơn.

            Thái Hà là nơi mà dân Chúa với lòng sốt mến đã tìm mọi cách để “giữ lấy lề”. Dân tộc Việt nam hàng ngàn năm vẫn nhắc nhở nhau: “Giấy rách phải giữ lấy lề”. Làn gió mới của văn minh và đạo đức Kytô giáo đã thổi vào đất nước này, dân tộc này nhiều trăm năm, nhưng dường như văn minh và đạo đức vốn là nền tảng xã hội của các nước phương Tây chưa ngấm được vào trong cách sống, cách hành xử của nhiều người. Do vậy mà xã hội còn quá nhiều những ngổn ngang, như một tờ giấy chẳng biết đâu là lề. Xem tiếp

SAO CỨ MÃI ĐẬP PHÁ?

Mấy hôm nay tin tức về các vụ đập phá nơi thánh ở Việt nam trở thành tin nóng. Mặc dù hơn ba mươi năm qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều vụ đập phá, có khi kín đáo có khi công khai, có khi nhẹ nhàng có khi đầy khiêu khích và hỗn hào, nhưng những chuyện phá hoại công khai như thế vẫn không làm chúng ta quen thuộc được.

Không quen được những chuyện cướp bóc, bởi vì tâm hồn con người được cấu tạo bằng những sợi tơ mong manh vốn dị ứng với những tàn nhẫn và hung hăng.

Không quen được với những xúc phạm đến nơi thánh, nơi thờ phượng, bởi vì tâm hồn con người được Đấng Tạo Hóa phú cho khả năng hướng lên phía các tầng trời, vốn cung kính và thần phục những điều linh thánh.

Không quen được với cung cách hành xử kiêu căng phách lối và hung bạo, bởi vì tâm hồn con người quá sợ hãi cảnh Lu-xi-phe không biết phận mình, dám đòi ngang hàng với Đấng tác tạo nên mình. Khi ánh chớp ấy lóe lên một lần rồi muôn đời phải giam mình trong hỏa ngục, nhân loại hiểu rằng con người cần học bài học khiêm nhu.

Xem tiếp

NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (kỳ 25)

 Ngụ ngôn 77

Rừng mở hội nghị truyền thông quốc tế. Mỗi khu rừng trên thế giới cử đại biểu là chim bồ câu đưa thư, chim én báo mùa xuân và tắc kè đổi màu báo tín hiệu. Rừng Nam không cử bồ câu, chim én và tắc kè, mà lại cử cáo và rắn đi dự.

Xem tiếp

SỰ THẬT LÀ MỘT QUYỀN NĂNG

Khi đọc Tin Mừng Gioan chương 18, người ta vẫn ngạc nhiên không hiểu tại sao Philatô hỏi một câu có vẻ ngớ ngẩn: “Sự thật là gì?”. Ngạc nhiên là bởi vì người ta định nghĩa sự thật quá dễ dàng. Thậm chí có nhiều cơ quan mang tên Sự Thật, và người đời nghĩ rằng ở đó có sự thật.

Thế nhưng chuyện không đơn giản như thế. Chính vì đi tìm sự thật mà một phần nhân loại từ nhiều ngàn năm nay vẫn phải khắc khoải bất an chờ đợi ánh sáng. Cũng vì né tránh sự thật mà một số ít trong nhân loại này cũng bất an vì sợ ánh sáng. Xem tiếp

KHÓA TỐT NGHĨA LÀ KHÔNG CÒN TRỘM CẮP?

Trong một bài viết, tôi có kể rằng thời đi học tôi có nghề làm chìa sửa khóa ngoài lề đường. Nhờ đó mà tôi có chút kiến thức về các loại ổ khóa. Nếu ta so sánh các loại khóa của hai chục năm trước với các loại đang được sử dụng, quả thật khóa bây giờ an toàn hơn nhiều.


Hồi đó có những loại khóa mà nếu ai biết nguyên tắc, chỉ cần dùng chiếc căm xe đạp thọc vô đúng chốt là khóa bật ra ngay. Loại ổ khóa màu đen có chữ Hoa trên đó, quen gọi là khóa Trung quốc, hay khóa bằng đồng của Mỹ được coi là an toàn nhất. Xem tiếp

VỚI INTERNET, CHÚNG TA LOAN TIN VUI

Bạn là một chàng trai hay cô gái tuổi đôi mươi, sống với computer, làm việc và giải trí với Internet, giao tiếp bằng các mạng xã hội. Tân tiến và trẻ trung, năng động và tự do quá phải không? Bỗng có một cụ già trên 80 tuổi đến nói với bạn về cách giao tiếp Internet, bạn sẽ nghĩ gì? Bạn sẽ cho rằng cụ thuộc thế hệ xa xưa, không rành Internet và các vấn đề của nó, đúng không bạn?

Nhưng bạn ơi, có thể bạn lầm. Xem tiếp

CHUYỆN KỂ CỦA MỘT GIÁM MỤC

            Tin vào Giáo Hội là một trong những cách thể hiện lòng tin vào Đức Kitô. Và người ta phải thừa nhận rằng chính các mục tử trong cung cách hành động và thái độ của mình tác động lớn lao đến niềm tin của từng Kitô hữu.

            Trong cuộc đời tôi, tôi có điều may mắn là được tiếp xúc với những mục tử nhân dũng – nhân lành và anh dũng (cách nói của linh mục Giuse Đinh Xuân Long, gốc giáo phận Đà nẵng). Do đó tôi cảm nhận được niềm hạnh phúc và hy vọng vào Hội Thánh, Thân mình mầu nhiệm của Đức Kitô.

            Bài viết này xin được kể lại một lần gặp gỡ với ngài, một vị Giám mục khôn ngoan, nhân ái và can đảm. Có lẽ không cần nêu danh tánh của ngài, đơn giản là vì ngài có một danh tánh ai cũng biết: Mục Tử Chân Chính. Xem tiếp

HÂN HOAN TẠ ƠN CHÚA, MỪNG KÍNH ĐỨC TÂN CHÂN PHƯỚC GIOAN PHAOLÔ II

ĐỪNG SỢ, TẠI SAO VÀ NHỜ AI?

 Trong Thánh Lễ tạ ơn mừng Đức tân Chân phước Gioan Phaolô II tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp chiều Chúa Nhật 1 tháng 5, Cha Giuse Maria Lê Quốc Thăng, chánh xứ Phú Trung được Cha Giám Tỉnh DCCT Việt nam mời giảng lễ. Ngài chia sẻ “những cảm nghiệm về cuộc đời Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II với sứ điệp “Đừng sợ” của Đức Kitô”. Cha Giuse Maria đã thổi vào người nghe tinh thần của vị tân Chân phước. Bài viết này xin ghi lại vài ý chính và vài cảm nhận về bài giảng “có lửa” ấy. Xem tiếp

NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 24)

Ngụ ngôn 74

          Nai đi bán hàng ở phương xa về, mang theo một gói vàng bạc. Đi vừa đến bìa rừng, một sợi dây trong rừng thấy gói vàng bạc động lòng tham nên vươn ra giật lấy rồi cuốn mất hút vô rừng.

            Nai đứng ngẩn ngơ tiếc của hồi lâu. Thỏ đi ngang qua thấy vậy bèn hiến kế:

– Ông Nai nè, trong ba mươi sáu kể của Tôn Tử có kế bứt dây động rừng. Bây giờ ông bứt đại sợi dây nào đi. Xem tiếp

LÀM SAO ĐẨY LÙI BÓNG TỐI?

            Mùa Chay Thánh vừa đi qua. Giáo Hội Việt Nam đang hân hoan mừng đại lễ Phục Sinh. Nhưng dư âm của bao chuyện buồn phiền dồn dập xảy đến trong Mùa Chay vẫn còn làm bận lòng người Kitô hữu.

            Những chuyện xảy ra như cơm bữa ở Việt nam gần đây được dân chúng chú ý nhiều hơn, một phần do dân trí có thay đổi, và phần lớn do truyền thông Internet đã lôi cuốn con người, khi báo chí lề phải đã được chứng minh là không trung thực.

            Giáo Hội dạy con người có ba trách nhiệm với sự thật: hướng tới sự thật, tôn trọng sự thật và làm chứng về sự thật một cách có trách nhiệm. Khi không tôn trọng sự thật, mọi thứ khác thành vô nghĩa. Xem tiếp

CHUYỆN TÌNH THẬP TỰ

Người về đồi cao
Trên vai Thập giá
Đòn roi xối xả
Người bước cô liêu
Xem tiếp

ĐƯỜNG HỘI THÁNH ĐI LÀ ĐƯỜNG VINH QUANG

Chúng ta đã có dịp cùng suy tư về con đường Hội Thánh đi, và chúng ta đã thấy rõ đường Hội Thánh đi là đường Thập Giá, là đường khiêm hạ, nhưng chắc chắn chúng ta cũng phải quả quyết đường Hội Thánh đi là đường vinh quang, nơi mà ánh sáng vĩnh cửu của Thiên Chúa, Đấng Hội Thánh tôn thờ, chiếu giãi muôn ngàn đời mà không bàn tay gian tà nào che lấp được. Xem tiếp

THỜI YÊU THƯƠNG BỊ LẠM DỤNG

Một anh bạn của tôi đi tìm hiểu về thông tin chợ Sặt bị giải tỏa để xem có giúp gì được cho những người thấp cổ bé họng, những người bị bỏ rơi, những người nghèo khổ. Ý định của anh đẹp là thế và phù hợp với tinh thần của năm kính Thánh Gioan Neumann biết bao. Xem tiếp

ĐỪNG BAO CHE CHO VIỆC ĐẬP PHÁ ẢNH TƯỢNG

Trong lịch sử bách hại của Hội Thánh Công Giáo suốt hai ngàn năm qua, người ta thấy người giáo dân bị hành xích, lên án và bị làm khó dễ đủ kiểu y như chúng ta thấy trong xã hội Việt nam ngày nay. Nhưng ít có nhà cầm quyền nào, dù là ở những xứ nghèo nàn lạc hậu và mông muội nhất lại dám xúc phạm đến ảnh tượng thánh. Lý do có thể vì họ sợ động chạm đến những quyền lực thần linh. Và nỗi sợ ấy là khởi đầu của nhiều nền văn minh. Xem tiếp

GIÁO PHẬN KONTUM HUẤN LUYỆN VỀ TRUYỀN THÔNG

Giáo phận Kontum huấn luyện về truyền thông

VRNs (31.03.2011) – Kontum – Trong ba ngày 28, 29 và 30 tháng 3 vừa qua, Ban Truyền Thông giáo phận Kontum đã tổ chức khoá Tập huấn Truyền Thông tại Toà Giám Mục. Xem tiếp

THIÊN CHÚA, NHÀ TRUYỀN THÔNG SIÊU VIỆT

Có một câu hỏi giáo lý mà tôi thấy đôi khi giáo lý viên cũng quên cách trả lời. “Chỉ nhờ lý trí mà thôi, chưa nhờ đến Mạc khải trong Thánh Kinh và Thánh Truyền, con người có khả năng nhận biết sự hiện hữu của Thiên Chúa không?” Trong các lớp huấn luyện giáo lý viên, tôi thường nhận được câu trả lời là “Không”.
Thế nhưng Giáo Lý Hội Thánh dạy rằng “nhờ ánh sáng tự nhiên của lý trí, con người có thể nhận biết cách chắn chắn về Thiên Chúa như là nguyên lý và cùng đích của mọi loài”. Xem tiếp

NƠI LÒNG NHÂN BẮT ĐẦU

Đã hơn một tuần lễ từ ngày biến cố kinh hoàng xảy ra cho nước Nhật. Không biết bao nhiêu bài viết, phim ảnh và những cuộc bàn luận hay tin nhắn đã hướng về biến cố ấy. Và cũng không ít những tấm lòng hướng về những người bất hạnh.

Người ta nhìn về tai hoạ ấy ở nhiều khía cạnh khác nhau. Thử dò tìm trên Google, ta thấy có đến hơn 11 triệu kết quả về các bài viết về biến cố ở Nhật không thiếu một khía cạnh nào, từ khoa học, kỹ thuật, kinh tế, đến lòng nhân ái, từ thiện và cái nhìn tâm linh. Thậm chí có người bảo rằng các nhà khoa học của cơ quan NASA Hoa kỳ nghiên cứu cho biết trận động đất này làm dịch chuyển trục trái đất, cho nên từ nay ngày sẽ ngắn đi 1,8 phần triệu giây! Xem tiếp

NGƯỜI CHA THỢ MỘC

Cha của con bàn tay chai cứng

Nhọc nhằn cùng sớ gỗ, búa đinh

Cha của con lặng lẽ một mình

Bao năm tháng âm thầm làm việc Xem tiếp

NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 22)

Ngụ ngôn 69
Chú nai vàng rong chơi chốn thị thành, ngạc nhiên về bao điều xa hoa lộng lẫy. Ngày còn ở trong rừng, chú nghe bảo rằng chỉ có rừng là thiên đường hạ giới, còn thiên hạ đều là nơi đói nghèo lạc hậu. Chú cứ đi, đi hoài, hết nhìn rồi lại suy, hết suy rồi lại lẩm bẩm một mình. Hoá ra thiên hạ còn “lắm kẻ giòn hơn ta”. Xem tiếp

CHA LÀ ĐOÁ HUỆ NỞ MUÔN ĐỜI

Mỗi khi tháng Ba về, người Công giáo vui mừng cảm động vì là dịp kính nhớ Thánh Giuse, Cha nuôi của Chúa Giêsu một cách đặc biệt. Nói “kính nhớ” không đúng lắm, vì Ngài có ở xa đâu mà phải nhớ. Thánh Giuse ở bên con cái Ngài còn trên trần gian như ngày xưa Ngài ở bên Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Xem tiếp

HỌC PHÍ

truyện ngắn – LÊ QUANG VINH

Tấm bảng thông báo trước văn phòng khoa bỗng gây xôn xao trong sinh viên với dòng chữ đầy đe dọa: Thông báo khẩn: Những sinh viên nào chưa đóng học phí học kỳ hai hãy đến phòng tài vụ đóng gấp, nếu chậm trễ sẽ có ảnh hưởng lớn đến thi học kỳ, kết quả thực tập và hồ sơ sinh viên. Lưu ý: Cấm xoá. Có một hai vị giám thị uy nghi đứng canh tấm bảng, Xem tiếp

MẮT KIẾNG – TAY GA XANH

Chùm truyện rất ngắn Xem tiếp

NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 21)

(Theo đề nghị của cha An Thanh DCCT và anh Phêrô Công Tín trong Gia đình Truyền Thông Chúa Cứu Thế, kể từ kỳ này, người viết xin thêm “Lời bàn” sau mỗi ngụ ngôn cho đỡ… bấn loạn!)

Ngụ ngôn 66

Một người tiều phu quanh năm đốn củi trong khu rừng đầy thú dữ. Một hôm có người hỏi ông: “Làm việc trong rừng vậy ông có sợ thú vồ không?” Ông cười và đáp: “Sao lại sợ, mình có trí khôn và có cái rìu”. Xem tiếp

CÓ NGHE TIẾNG KÊU TRÊN RỪNG VẮNG ?

Trên các đài truyền hình thường có các chương trình trang trọng giới thiệu người ngoại quốc ở Việt nam. Những người này hoặc là chọn học đại học ở Việt nam, lập gia đình với người Việt nam hay đơn giản hơn, biết nói tiếng Việt dù không sõi lắm.

Dĩ nhiên giới thiệu ai trên truyền hình là quyền của người làm chương trình và nhất là điều ấy phục vụ cho ý định tuyên truyền rằng Việt nam là đất lành chim đậu, và rằng bài học “Việt nam là đỉnh cao” vẫn còn rất chính xác. Tuy nhiên, suy nghĩ sâu hơn một chút, chắc chắn người xem thấy nao lòng và xót xa. Xem tiếp

CHA YÊU

(Kính tặng Đức Tổng Giuse)

Chiều nay con về

Đường mưa lối ngập

Nhớ ngày bão táp

Bóng cha liêu xiêu

Những nẻo đường chiều

Vỗ về dân Chúa Xem tiếp

VẺ ĐẸP ĐÂU RỒI?

Hỏi: Mỗi nghệ sĩ là một đấng được chọn. Với khoảng 500 vai diễn (kể từ lúc 8 tuổi đến nay), anh sinh ra là nghệ sĩ hay anh trở thành nghệ sĩ?

Trả lời: Tôi tin con người do Thượng Đế tạo ra. Và tôi là nghệ sĩ do sự phân công, sắp đặt của Thượng Đế. Nhưng trở thành diễn viên kịch là lựa chọn của tôi. Tài năng nghệ thuật là sứ mạng, nhưng thành công là kết quả của trí tuệ và lao động. Tôi hoài nghi rằng, nếu tôi không là nghệ sĩ mà làm việc khác, thì làm việc rất tệ và năng suất rất thấp.

Đó là một đoạn trong bài phỏng vấn nghệ sĩ ưu tú Thành Lộc do nhà báo Hải Miên thực hiện, đã được đăng tải trên báo chí và nhiều website mấy năm trước. Xem tiếp

NHỮNG NGƯỜI KHÔNG THỂ NGẮM HOA XUÂN

Thành phố Sài gòn ngày Tết tràn ngập hoa. Hoa bên vệ đường, hoa trong hội chợ và hoa trên những ban công. Nhưng có những người không có cơ hội sở hữu một bình hoa, không nhìn thấy hoa, hoặc thấy hoa mà không thưởng thức được vẻ đẹp của muôn hoa. Họ là ai? Xem tiếp

MƠ XUÂN CÔNG LÝ

Đường hoa xuân rực vàng

Nắng chiều xuân bâng khuâng

Bên vệ đường em bé

Áo tơi tả đón xuân Xem tiếp

CHÚC MỪNG NĂM MỚI

Nhân dịp Xuân mới, con xin kính chúc Quý Cha, các anh chị và các bạn trong Gia đình TTCCT cùng quý thân hữu, một năm mới bình an, đầy ơn Chúa, và được như lời Đức Thánh Cha trong Sứ điệp ngày Truyền Thông, luôn “làm chứng cho những xác tín sâu xa nhất của mình”.

TẾT NÀY ANH SẼ LÀM GÌ?

Đã thành lệ, cứ mỗi dịp Tết, người ta hỏi nhau: “Tết này anh ăn Tết ở đâu, sẽ làm gì, có gì đặc biệt không?”. Câu trả lời bao giờ cũng giống nhau. Có người còn hỏi: “Năm nay được thưởng Tết bao nhiêu?”. Cũng như mười hai con giáp đi qua rồi quay lại, những câu hỏi vòng quay cũng chẳng đổi bao nhiêu.

Xem tiếp

ẤM ÁP CUỐI MÙA ĐÔNG TÂY NGUYÊN

Những ngày cuối năm ở Tây Nguyên lạnh buốt. Những anh em giáo dân người dân tộc Ba Na vốn quen cái lạnh của rừng núi cũng phải co ro mỗi sáng sớm đến nhà thờ dâng Thánh Lễ. Ấy vậy mà chúng tôi cảm được cái ấm áp cuối mùa Đông khi đến giáo xứ Kon Rơbang để cùng chia sẻ với anh chị em giáo lý viên ở đây.

Sự thân thiện cởi mở của cha xứ là cái ấm áp đầu tiên. Xem tiếp